Dị ứng trang sức bạc có nguy hại?

Bạc là một trong những loại trang sức phổ biến hàng đầu và được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy có giá thành hợp lý và mẫu mã đa dạng, trang sức bạc vẫn còn khiến không ít người e ngại khi gặp phải trường hợp đeo bạc bị ngứa. Vậy để biết nguyên nhân của tình trạng đeo bạc bị ngứa là gì và đâu là cách xử lý tốt nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Dị ứng với trang sức là gì?

Dị ứng trang sức là một nguyên nhân phổ biến của viêm da dị ứng tiếp xúc. Hầu hết các trường hợp dị ứng trang sức là do niken và coban gây ra, đây là các kim loại được sử dụng trong sản xuất hợp kim kim loại quý. Trong đồ trang sức rẻ tiền hơn, niken thường được sử dụng như một kim loại cơ bản, sau đó mạ vàng hoặc bạc phủ bên ngoài.

Nhiều người nghĩ rằng họ bị dị ứng với đồ trang sức là do dị ứng với vàng hoặc bạc hơn là do dị ứng với niken. Tuy nhiên, dị ứng với niken xảy ra kể cả khi niken đóng vai trò là một nguyên tố vi lượng trong trang sức vàng hoặc bạc, hoặc niken được sử dụng trong quá trình sản xuất để làm trắng và tăng độ cứng cho trang sức.

dị ứng với trang sức bạc là gì
Dị ứng với trang sức bạc là gì

Dị ứng đồ trang sức biểu hiện dưới dạng viêm da ở những vị trí da tiếp xúc trực tiếp với kim loại. Các vị trí phổ biến nhất gồm dái tai (từ hoa tai), ngón tay (từ nhẫn) và quanh cổ (từ dây chuyền). Các vùng da bị ảnh hưởng trở nên ngứa dữ dội và có thể đỏ kèm nổi mụn nước (viêm da cấp tính) hoặc khô, dày và tăng sắc tố (viêm da mạn tính).

2. Những phản ứng khác với đồ trang sức bạc

Phản ứng với trang sức không phải lúc nào cũng do dị ứng với một kim loại cụ thể. Các nguyên nhân gây phát ban trên những vùng da đeo trang sức có thể do:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra bởi ma sát, các hạt bề mặt và bụi bẩn trên kim loại, xà phòng và nước hoặc các thành phần phi kim khác của đồ trang sức. Phản ứng kích ứng xảy ra phổ biến hơn ở những người có làn da nhạy cảm hoặc viêm da cơ địa. 
  • Vẩy nến và bạch biến có thể xảy ra hiện tượng Koebner và tăng lên ở vị trí tổn thương. Thương tổn có thể phát sinh tại vị trí dây đeo đồng hồ chặt, vòng cổ hoặc vòng đeo tay.
  • Vị trí xỏ lỗ tai có thể bị nhiễm tụ cầu, dẫn đến rỉ nước và đóng vảy (chốc hoặc vết thương nhiễm trùng)
Những phản ứng khác với đồ trang sức bạc
Những phản ứng khác với đồ trang sức bạc

3. Dị ứng với trang sức bạc

Có ba loại bạc dùng để làm trang sức – bạc nguyên chất, bạc sterling và mạ bạc. Bạc nguyên chất chứa 99.9% bạc nhưng có thể quá mềm và dễ uốn dẻo khi chế tạo thành đồ trang sức. Bạc sterling chứa 92,5% bạc nguyên chất và hợp kim với đồng. Trong một số trường hợp bạc sterling, một tỷ lệ nhỏ các kim loại khác có thể nằm trong hỗn hợp nên có thể có chứa niken. Đồ trang sức mạ bạc có lõi là một kim loại nền (và có thể chứa niken) đã được mạ một lớp hợp kim bạc mịn bên ngoài.

3.1. Ai sẽ bị dị ứng với trang sức bạc

Viêm da tiếp xúc dị ứng với đồ trang sức kim loại có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Trong hầu hết các trường hợp là do dị ứng niken hoặc coban. Và một khi xảy ra, nó tồn tại trong nhiều năm, thường là suốt đời. Một số người bị viêm da (còn gọi là chàm tiếp xúc) do tiếp xúc ngắn với các vật dụng có chứa niken, trong khi những người khác mang nhiều năm vẫn không gặp vấn đề gì liên quan đến phát ban.

Dị ứng thường giới hạn ở các vị trí da tiếp xúc trực tiếp với kim loại nhưng cũng có thể lan rộng  hơn trong trường hợp nặng.

Dị ứng niken hay gặp ở giới nữ, có lẽ vì họ  đeo đồ trang sức nhiều hơn nam giới, mặc dù điều này đang thay đổi. Trong khi dị ứng niken là dị ứng đồ trang sức phổ biến nhất xảy ra, dị ứng với các kim loại khác có chứa trong đồ trang sức vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nó có vẻ rất hiếm.

Dị ứng với trang sức bạc
Dị ứng với trang sức bạc

3.2. Làm thế nào để tránh bị dị ứng với trang sức bạc

Nếu bệnh nhân bị dị ứng đồ trang sức, bác sĩ da liễu có thể thực hiện patch test để xác định xem bệnh nhân có bị dị ứng kim loại hay không. Một khi dị ứng niken hoặc coban được xác nhận, điều cần thiết là tránh tiếp xúc với kim loại đó. Những lời khuyên sau đây có thể hữu ích khi mua đồ trang sức.

  • Chọn các loại trang sức từ hợp kim có nền là palladium, bạc và các kim loại trắng khác. Tuy nhiên, hợp kim palladium đắt hơn so với các hợp kim sử dụng niken. Hợp kim vàng trắng karat cao có khả năng chống ăn mòn cao hơn nhiều so với bạc nguyên chất hoặc bạc sterling.
  • Xỏ khuyên tai bằng kim làm từ thép không gỉ và đeo trang sức làm bằng thép không gỉ, vàng 18k hoặc 24 karat.
  • Sử dụng trang sức không gây dị ứng làm bằng thép không gỉ, vàng 18k hoặc 24 karat, bạc sterling hoặc nhựa polycarbonate.
  • Nếu đeo hoa tai có chứa niken, hãy thêm vỏ nhựa bọc phần đinh tán của hoa tai (phần tiếp xúc trực tiếp với da).
  • Nếu nhẫn cưới của bạn hoặc một món đồ trang sức khác mà bạn đeo hàng ngày gây ra phản ứng, bạn có thể hỏi thợ kim hoàn về việc mạ thêm bên ngoài lớp kim loại không dị ứng, chẳng hạn như rhodium hoặc bạch kim. Tuy nhiên, lớp phủ về sau cũng sẽ bị mòn và cần mạ lại.

Hy vọng qua bài viết vừa, Mercury Accessories đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho nguyên nhân gây dị ứng trang sức, phụ kiện bạc. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một món phụ kiện ưng ý tại Mercury để có thể tự tin phối đồ mà không lo về chất lượng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *